Thursday, February 4, 2021

 

 

Early Childhood Education, Academia July 2019, 1-22

Áp Dụng Học Thuyết Hành Vi Đạo Đức để Minh Giải Sự Quan Tâm của Phụ Huynh Di Dân và Tỵ Nạn Vào Chương Trình Head Start

(Application of the Theory of Planned Behavior to Explain Parental Involvement of Immigrant and Refugee Populations in Head Start)

 

Anthony Trần, Ph.D. in Early Childhood Education

Northcentral University (NCU), thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona (AZ) , Hoa Kỳ (USA)


 

Tóm lược (Abstract)


Mục đích trước tiên của việc nghiên cứu định lượng (quantitative) và mối tương quan (correlational study) là để đánh giá các biến số của học thuyết về hành vi đạo đức là yếu tố quyết định về những ý định (intentions) của phụ huynh thuộc diện di dân và tỵ nạn khi tham gia vào các chương trình Head Start và Early Head Start. Mục đích thứ hai là xác định xem chúng có tương quan mật thiết như thế nào, để từ đó có thể dự đoán được ý định của phụ huynh có muốn tham gia vào chương trình giáo dục cho con em của họ hay không. Đồng thời, việc này cũng giúp tiên liệu về hiệu quả học vấn của con cái họ. Có rất ít thông tin cho học thuyết về khả năng giải thích sự khác biệt của hành vi đạo đức trong ý định tham gia của phụ huynh trong giáo dục trẻ em. Các biến số trong hành vi đạo đức góp phần vào ý định của phụ huynh đã không được kiểm tra kỹ lưỡng trong bối cảnh dân số học. Một mẫu (sample) của 122 phụ huynh đã trả lời bảng câu hỏi bằng bốn ngôn ngữ. Thái độ và lòng tin của phụ huynh được báo cáo, và các chuẩn mực chủ quan, nhận thức, hoặc ý định hành vi có kiểm soát của họ có mối tương quan đáng kể đã góp phần vào dự đoán cho sự tham gia của họ. Giả thuyết Null đã bị loại. Những phát hiện này đặc biệt đáng khích lệ cho việc báo cáo về ý định của phụ huynh là trung bình, điều này có thể đã có tác động đến việc giáo dục cho con cái của họ. Ngoài ra, sự kiện này cũng giúp cho giáo viên và giám đốc trung tâm mầm non thực hiện các hoạch định để có thể hướng dẫn và khuyến khích phụ huynh gia tăng mức độ tham gia vào chương trình giáo dục. Đề nghị nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào: (1) kiểm tra thêm các đặc điểm về nhân số, (2) mở rộng sự đa dạng và kích thước của mẫu (sample) để có thể bổ sung khái quát, (3) so sánh các gia đình di dân và không di dân liên quan đến sự tham gia giáo dục thực tiễn của phụ huynh trong các chương trình Head Start/Early Head Start, và (4) các phép đo cần được cải thiện, do vì Dự án Tham gia của Phụ huynh (Parent Involvement Project, PIP) và giao thức (protocol) thu thập dữ liệu của nó chưa được thiết kế phù hợp đặc biệt với mô hình dựa trên hành vi đạo đức.

Từ Ngữ Tham Chiếu (Key Words):

Thái độ đối với hành vi; lòng tin hành vi; ý định hành vi; Head Start; Early Head Start; người di dân; ý định; kiểm soát hành vi có nhận thức; người tỵ nạn; các nhóm Tây Nam Á; định mức chủ quan; các nhóm Đông Nam Á.

____________________________________________________________________________



Giới thiệu (Introduction)

Các chương trình Head Start và Early Head Start được thiết kế để trẻ nhi đồng sẵn sàng khi ghi danh vào trường Mẫu giáo (DeLoatche, Bradley-Klug, Ogg, Kromrey, & Sundman-Wheat, 2015; Dove, Neuharth-Pritchett, Wright, & Wallinga, 2015). Tuy nhiên, trong khi các chương trình Mẫu giáo này cho thấy kết quả tích cực nói chung (DeLoatche et al., 2015), mà không có sự tham gia của phụ huynh, những trẻ em này kém hứng thú và ít sẵn sàng đi học ở độ tuổi tiểu học này (Dove et al., 2015; Manz et al., 2014). Sự tham gia của phụ huynh là một yếu tố quan trọng trong việc giúp tạo ra những trải nghiệm thành công cho giáo dục mầm non (Garbacz et al., 2016; McCormick, Cappella, O'Connor, & McClowry, 2013; Smith, 2014). Nếu phụ huynh tham gia vào trường mầm non của con cái họ, thì kết quả trong tương lai sẽ rất tốt đẹp cho sự học hành của chúng nó (Demircan & Erden, 2015). Tuy nhiên, các gia đình di dân và tỵ nạn là mối quan tâm đặc biệt trong các chương trình Head Start và Early Head Start, vì sự tham gia của các bậc phụ huynh này có nhiều thách thức với nhiều lý do (Cheatham & Ostrosky, 2013; Demircan & Erden, 2015). Các ngăn trở của phụ huynh bao gồm lòng tin trước khi kết hợp về sự tham gia, hoàn cảnh cuộc sống hiện tại của họ, và văn hóa của họ (Manz, Gernhart, Bracaliello, Pressimone, và Eisenberg, 2014). Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một tác động tích cực đáng kể của sự tham gia của phụ huynh cho con trẻ mới bắt đầu đi học (McCormick, Cappella, O'Connor, & McClowry, 2013). Tuy nhiên, việc xác định các phương cách để gia tăng sự tham gia của phụ huynh với các gia đình di dân và tỵ nạn đã gặp rất nhiều khó khăn (DeLoatche et al., 2015; Porumbu & Necsoi, 2013; Pratt, Lipscomb, & Schmitt, 2015).

Thái độ và lòng tin (attitudes & beliefs) về vai trò của sự tham gia của phụ huynh trong học đường riêng cho phụ huynh di dân hoặc tỵ nạn có thể được cho rằng giáo dục là trách nhiệm của giáo viên mà phụ huynh không giúp tạo ra sự khác biệt gì trong chương trình giáo dục cho con cái của họ (Bracke & Corts, 2012; Cheatham & Ostrosky, 2013). Sự tham gia của phụ huynh trong giáo dục tổng thể liên quan đến lòng tin của phụ huynh liên quan đến sự đắn đo liệu họ có nên hoặc không nên tham gia vào giáo dục cho con cái của họ (Bracke & Corts, 2012). Tuy nhiên kiến thức phục vụ thường được hiểu như là một vai trò xây dựng và thường được định hình bởi kinh nghiệm cá nhân giữa phụ huynh với sự nhận thức của nhà trường (Bracke & Corts, 2012; Manz et al., 2014). Nếu phụ huynh tin rằng nuôi dạy con tốt, có nghĩa là họ nên đóng một vai trò tích cực trong giáo dục cho con cái của họ, thì có nhiều khả năng xây dựng tốt đẹp hơn; đó là họ sẽ đóng một vai trò quyết định trong sự giáo dục cho con cái của họ (Bracke & Corts, 2012). Trong bối cảnh các chuẩn mực chủ quan về vai trò của phụ huynh trong giáo dục, phụ huynh có thể không tham gia vì kiến thức và hiểu biết về hệ thống điều hành giáo dục của họ đến từ một nền văn hóa khác mà phụ huynh không bao giờ được mong đợi để được tham gia (Bracke & Corts, 2012). Những tiêu chuẩn này là kết quả của ý kiến cá nhân mà theo họ tin rằng những ý nghĩa về lòng tin của người khác có thể được áp đặt chấp thuận hoặc không cho cùng một hành vi khiến họ phải tuân thủ (Perry & Langley, 2013). Ý định của phụ huynh là một chức năng trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ hành vi và tiêu biểu cho một dấu hiệu của sự sẵn sàng của phụ huynh để thực hiện một hành vi nhất định, chẳng hạn như làm thế nào phụ huynh phản ứng có suy nghĩ chín chắn để tham gia vào năm học của con cái (Bracke & Corts, 2012; Kiriakidis, 2015). Sau cùng, nhận thức của phụ huynh về mức độ kiểm soát cá nhân với sự lựa chọn của họ đối với sự tham gia và các ngăn trở khi họ phải đối mặt với sự tham gia, điều này sẽ góp phần đáng kể vào mức độ tham gia của họ với nhà trường (Ajzen, 1991). Ví dụ, phụ huynh có thu nhập thấp có thể bị hạn chế vào khả năng mong muốn tham gia sẵn có của họ (Bracke & Corts, 2012). Được xem xét một cách toàn diện trong các bối cảnh khó khăn, những nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng để thúc đẩy thành công hơn cho giáo dục mầm non, phụ huynh hoặc người giám hộ di dân / tỵ nạn cần phải tham gia vào giáo dục cho con cái của họ. Tuy nhiên cho đến hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu thấu đáo để đánh giá thiết thực vào sự giải quyết dân số người di dân / tỵ nạn, khiến đã xảy ra sự tham gia tiêu cực và có nguy cơ xấu cho phụ huynh đối với sự giáo dục trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo (Manz et al., 2014).

Sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động học tập cho trẻ thơ là rất quan trọng cho kết quả học hành trong tương lai của chúng khi lên tiểu học, chúng có sự phát triển điều đặn trong chuyên chăm ưa thích sự học (Bracke & Corts), 2012; Hindman et al., 2012; Manz et al., 2014). Nếu phụ huynh là người di dân / tỵ nạn, hay như một người sinh ra ở nước ngoài (người di dân thuộc thế hệ đầu tiên), thường ít có sự tham gia trong việc giáo dục cho con cái (Krogstad, 2015; Winsler et al., 2014), điều này có thể là do thái độ và lòng tin của họ (Demircan & Erden, 2015; Manz et al., 2014; Poureslami et al., 2013). Để cải thiện sự tham gia của phụ huynh trong cùng một chủng tộc (population), một học thuyết thích ứng được áp dụng, và cũng để hướng dẫn cho việc thiết kế một phương án can thiệp (intervention) nhằm nâng cao cho sự tham gia của phụ huynh (Lin, 2012). Học thuyết về hành vi đạo đức (HVĐĐ) có thể hữu ích trong việc khảo sát (examine) hành vi của phụ huynh. Nhưng học thuyết này đã được áp dụng một cách hạn chế đối với giáo dục mầm non (McGregor & Knoll, 2015). Cần có sự khai triển và nghiên cứu thêm với những liên quan về sự tham gia của phụ huynh trong chương trình All Kids Academy (AKA) Early Head Start (EHS) và Head Start (HS), đặc biệt là trong bối cảnh của cộng đồng di dân / tỵ nạn.

Ý Nghĩa của Nghiên Cứu (Significance of the Study)

Sự tham gia của phụ huynh đã được công nhận là một biến số có tác động đáng kể đến giáo dục mầm non (McCormick, Cappella, O'Connor, & McClowry, 2013). Nó được tìm thấy trong sự tăng tiến chức năng học tập của trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ em di dân có cha/mẹ sinh ra ở nước ngoài nói ngôn ngữ bản xứ (Demircan & Erden, 2015; Winsler et al., 2014). Do đó, điều quan trọng là phải nghiên cứu sự tham gia của phụ huynh di dân và tỵ nạn ở các trường mầm non vì các đặc điểm lịch sử, nhân số học, xã hội học, và những mối quan tâm học tập của họ có thể khác nhau khi được nhìn tổng quát, nhưng liên quan đến thái độ và lòng tin, sự kiểm soát nhận thức, định mức chủ quan, và ý định về hành vi của giới phụ huynh (Hindman et al., 2012). Thiếu sự tham gia của phụ huynh tạo thành một yếu tố nguy cơ trong thành tích học tập cho trẻ em (Demircan & Erden, 2015; Hindman et al., 2012). Sự tham gia của phụ huynh hay người giám hộ đã giúp cải thiện thành công học vấn cho trẻ em (Bracke & Corts, 2012; Demircan & Erden, 2015; Porumbu & Necşoi, 2013). Theo nghiên cứu, người ta biết ít về học thuyết về hành vi đạo đức có thể giải thích sự tham gia của phụ huynh đối với trẻ em di dân và tỵ nạn tại các chương trình EHS và HS (Ntuli, Nyarambi, & Traore, 2014). Nghiên cứu định lượng này góp phần hiểu biết thêm về sự nhận thức của phụ huynh cho sự tham gia của họ trong các chương trình mầm non và đặc biệt là Head Start. Nghiên cứu này rất quan trọng bởi vì nó xây dựng sự hiểu biết trọng đại về cách thức tham gia, hoặc nếu sự tham gia của phụ huynh và thực hành tham gia cho phụ huynh di dân/người tỵ nạn có thể gặt hái thêm nhiều hiệu quả tích cực. Những phát hiện này có thể được sử dụng để khuyến khích các giám đốc và giáo viên của nhà trường và các trung tâm chăm sóc trẻ em được khai triển rộng rãi thêm các tiết mục hoạch định của họ có liên quan đến phụ huynh từ các ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc đa dạng. Xác định các yếu tố quyết định sự tham gia của phụ huynh trong dân số di dân và tỵ nạn có thể được sử dụng để phát triển các phương cách can thiệp là mục tiêu quan trọng của nghiên cứu (Hindman et al., 2012). Ý nghĩa của việc cải thiện các chính sách thực tiễn về sự tham gia của phụ huynh để thu hút người di dân / tỵ nạn đã được khai triển từ những phát hiện này và có thể hữu ích trong việc giúp vượt qua các mối ngăn trở đối với sự tham gia nếu nhà trường muốn cải thiện chương trình giáo dục và đặt biệt nhờ những phụ huynh này có thể hỗ trợ tốt hơn cho hệ thống nhà trường (Bulotsky-Shearer et al., 2012; Smith, 2014).

Việc thử nghiệm HVĐĐ của Ajzen (1991) liên quan đến sự tham gia của phụ huynh trong các chương trình mầm non, chưa bao giờ được thử nghiệm về những liên quan đến phụ huynh thuộc giới di dân / tỵ nạn trong bối cảnh của các chương trình HS hay EHS. Vì sự khiếm khuyết này mà nhu cầu cần nhiều thông tin trọng yếu liên quan đến thái độ và lòng tin, các chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức, và ý định hành vi của giới phụ huynh cần phải quan tâm hơn trong chính sách của học đường và chắc chắn điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình. Với cách sử dụng mô hình HVĐĐ của Ajzen (1991), kết quả nghiên cứu này đã góp phần vào kiến thức về các kết quả tiềm năng của sự tham gia của phụ huynh. Chẳng hạn như: khẳng định thái độ tích cực của phụ huynh hay người giám hộ về sự tham gia của nhà trường, làm rõ sự bất hòa giữa những thái độ, lòng tin, giá trị và ý định trong hành vi thực tế của họ, và cung ứng lý do cho sáng kiến dựa trên tiêu chuẩn có thể làm gia tăng sự tham gia của phụ huynh (Bracke & Corts, 2012).

Vấn Đề Nghiên Cứu (Statement of the Problem)

Trong nghiên cứu này, vấn đề cần giải quyết là sự hạn chế tham gia của phụ huynh di dân / tỵ nạn trong EHS/HS để hỗ trợ giáo dục con cái của họ (Gennetian et al., 2019; Hindman et al., 2012; Jeon et al., 2018; Manz et al., 2014). Cụ thể, nghiên cứu này giải quyết sự yếu kém kiến thức liên quan đến những biến số có liên quan đến sự tham gia của phụ huynh với từng mức độ cao hoặc thấp và xác định xem những biến số có thể đóng vai trò ngăn trở hoặc thúc đẩy về sự tham gia của phụ huynh trong giới dân số này hay không. Việc kém hiểu biết chủ yếu được bao quanh, nếu có, các biến số có liên quan đến lòng tin của phụ huynh về việc họ "nên" hay "không nên" tham gia vào chu trình giáo dục con cái của họ, đặc biệt trong số các bậc phụ huynh di dân / tỵ nạn, những người có thể hay không thể tham gia vào các hoạt động tham gia của phụ huynh, bao gồm kinh nghiệm được bày tỏ giữa những kinh nghiệm cá nhân khác nhau và nhận thức không cùng lập trường của họ về phương án học đường (Brace & Corte, 2012). Một số ngăn trở đối với các gia đình di dân / tỵ nạn có thể liên quan đến lòng tin được hình thành từ khi trước của họ về giáo dục (Cheatham & Ostrosky, 2013) cũng như sự khác biệt do ngôn ngữ và văn hóa (Cheatham & Ostrosky, 2013). Các biến như được định nghĩa trong học thuyết về hành vi đạo đức (HVĐĐ) góp phần vào ý định của phụ huynh là: thái độ và lòng tin attitudes & beliefs), định mức chủ quan (subjective norms), và kiểm soát hành vi nhận thức (perceived behavioral control) (Ajzen, 1991; Bracke & Corts, 2012; Perry & Langley, 2013) nhưng cả ba điều này chưa được kiểm tra sâu xa trong nhóm phụ huynh di dân / tỵ nạn này; tuy nhiên khi hiểu được tầm mức phát triển có thể khả quan hy vọng nó sẽ được áp dụng để giúp các giáo viên phương cách can thiệp cho phụ huynh (McGregor & Knoll, 2015) để cải tiến ý định tham gia của các phụ huynh vào việc học của con em. Khi không triển khai được tầm mức hiểu biết rộng rãi hơn về các biến có liên quan đến sự dự đoán được ý định của phụ huynh thì sách lược quản trị chương trình nhằm làm tăng gia hiệu quả cho sự tham gia của các gia đình di dân / tỵ nạn có thể kém hiệu quả và các gia đình này sẽ không hưởng lợi đầy đủ như chương trình mong muốn (Lee & Zhou, 2014).

Mục Đích Nghiên Cứu (Purpose of the Study)

Mục đích của nghiên cứu định lượng (quantitative), tương quan (correlational study) này là để đánh giá các biến chính của học thuyết về hành vi đạo đức (theory of planned behavior) là yếu tố quyết định có thể có trong ý định của phụ huynh đối với hành vi tham gia vào học đường (bao gồm thái độ và lòng tin của phụ huynh, định mức chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức) và xác định xem chúng có liên quan đáng kể như thế nào và có thể dự đoán ý định của họ qua báo cáo về sự tham gia của phụ huynh di dân / tỵ nạn trong các chương trình giáo dục mầm non của con cái họ. Bằng cách đánh giá các cấu trúc quan trọng đối với HVĐĐ, một thử nghiệm của học thuyết này trong bối cảnh các gia đình di dân / tỵ nạn có con em ghi danh vào AKA HS hoặc EHS có thể được thực hiện. Sử dụng một công cụ khảo sát để thu thập dữ liệu, các mục tiêu bao hàm: (1) xác định thái độ và lòng tin của phụ huynh, các chuẩn mực chủ quan, ý định của phụ huynh và kiểm soát hành vi có nhận thức liên quan đến sự tham gia của các phụ huynh, và (2) điều tra làm thế nào, nếu có, các biến số có tương quan để dự đoán sự tham gia của phụ huynh, như HVĐĐ đề xuất cho dân số này. Biến số phụ thuộc là mức độ về ý định cho sự tham gia của phụ huynh, và các dự đoán là những yếu tố quyết định của hành vi như được nêu trong HVĐĐ (như có liên quan với thái độ và lòng tin của phụ huynh, định mức chủ quan, và kiểm soát hành vi nhận thức) và báo cáo của các gia đình di dân / tỵ nạn với con em ghi danh vào chương trình AKA HS và EHS.

Mục tiêu dân số được nghiên cứu muốn nhắm đến khoảng từ 800 đến1000 phụ huynh hoặc người giám hộ là những người sinh ra từ nước ngoài; tức là, những người di dân / tỵ nạn thuộc thế hệ đầu tiên (Krogstad, 2015; Winsler et al., 2014), hiện đang sống ở khu vực miền Nam California, và có con em được ghi danh vào chương trình EHS hoặc HS. Một cuộc điều tra dân số này đã được tiến hành với mục tiêu lấy mẫu của 122 phụ huynh / người giám hộ có con em tham gia vào các chương trình này. Một phân tích năng lượng bằng cách sử dụng phần mềm G-Power mang lại một kích thước mẫu ước tính của 110 cho một hồi quy tuyến tính với ba dự báo (sức mạnh của 0,80, loại một, với lỗi sai số là 0,05, có hiệu ứng kích thước trung bình) (Faul, Erdfelder, Buchner, & Lang, 2009). Phụ huynh được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi về Dự án Tham gia của Phụ huynh (Parent Involvement Project, PIP), một cuộc khảo sát tổng cộng với 57 tiết mục đã được nghiên cứu và tìm thấy là đáng tin cậy cho sự tham gia của phụ huynh. Nó có giá trị để đo lường thái độ và lòng tin (24 mục), các mục tiêu chủ quan (6 mục), kiểm soát hành vi nhận thức (17 mục) và ý định của phụ huynh (10 mục). Tất cả các tiết mục đã được sử dụng sáu điểm của mô thức Likert. Sau khi thu thập dữ liệu này sẽ cung cấp một cơ hội để đánh giá cách thức mà các biến này được trình bày trong các gia đình di dân / tỵ nạn; việc này cũng giúp kiểm tra khả năng của họ để dự đoán ý định của phụ huynh đối với sự tham gia. Ước tính sự khôn ngoan trong chiều hướng với nhiều hồi quy (step-wise multiple regression) được sử dụng để đánh giá tầm quan trọng của những đóng góp của mỗi dự báo và để giải thích các biến thiên trong biến phụ thuộc.

 

Khung Khái Niệm (Conceptual Framework)

Học thuyết về hành vi đạo đức của Ajzen (1991) là khuôn khổ được sử dụng để giải thích và dự đoán hành vi có chủ ý dựa trên lòng tin cá nhân và về kết quả của hành vi. Học thuyết của ông được phát triển vào cuối những năm 1980 như là một phần mở rộng của học thuyết hành động có lý do (theory of reasoned action). Ajzen đã mô tả bản chất năng động và phức tạp với sự tham gia của phụ huynh trong cuộc sống và giáo dục của một đứa trẻ (Bracke & Corts, 2012). HVĐĐ cung cấp một ống kính học thuyết khả thi để kiểm tra sự tham gia của phụ huynh và xác định các yếu tố quyết định trong tầng lớp của số phụ huynh di dân / tỵ nạn. Để hiểu hành vi có đạo đức và sự tham gia của phụ huynh, thái độ xã hội và đặc điểm về tính cách được bao gồm trong mọi nỗ lực để dự đoán và giải thích hành vi của con người (Ajzen, 1991). HVĐĐ tập trung vào động lực của một cá nhân tham gia vào một hành vi cụ thể, và học thuyết có tiềm năng trở thành một khuôn mẫu hữu ích để tiến hành nghiên cứu về sự tham gia giáo dục của phụ huynh (Perry & Langley, 2013).

Nguyên lý trung tâm của học thuyết là ý định thực hiện một hành vi cụ thể được định nghĩa bởi ba yếu tố quyết định độc lập về ý định: Trước tiên là thái độ và lòng tin đối với hành vi; kế đến là định mức chủ quan, và thứ ba là kiểm soát hành vi có nhận thức (Ajzen, 1991). Đầu tiên, thái độ đề cập đến các giá trị của một cá nhân đối với kết quả của hành vi liên quan đến lòng tin của họ, bao gồm sự liên quan đến hành vi và sự đánh giá của họ về việc thực hiện một hành vi. Thứ hai, định mức chủ quan là nhận thức của một cá nhân về áp lực xã hội đang bị dồn nén để thực hiện hành vi; khái niệm này bao gồm lòng tin về việc kỳ vọng của xã hội và sự cần thiết phải tuân thủ những kỳ vọng đó. Thứ ba, hành vi có kiểm soát liên quan đến sự nhận thức của một cá nhân như thế nào về nhiệm vụ sẽ đương đầu với những khó khăn khi thực hiện (Ajzen, 1991). Hơn nữa, học thuyết được dựa trên lòng tin về các yếu tố đã được cung cấp sự thuận lợi hoặc bất thuận, chống lại việc thực hiện các hành vi và cường lực nhận thức thuộc những yếu tố đó. Nói chung, ý định thực hiện một hành vi rất mạnh mẽ khi việc thực hiện một hành vi cụ thể gợi lên một thái độ thuận lợi từ cá nhân có liên quan tích cực đến các chuẩn mực chủ quan, dễ thực hiện và ít trở ngại (Ajzen, 1991). Nếu môi trường xã hội chung quanh có lợi cho hành vi, và cá nhân đặt tự tin vào khả năng thực hiện hành vi của họ thì ý định của người đó sẽ mạnh mẽ hơn để tham gia vào hành vi, và do đó, nhiều khả năng sẽ thành công (Ajzen, 1991).

Ajzen nhấn mạnh rằng các biện pháp can thiệp được thiết kế để thay đổi hành vi có thể nhắm vào một hoặc nhiều yếu tố quyết định của nó (thái độ và lòng tin, định mức chủ quan hoặc nhận thức về kiểm soát hành vi). Cho dù đã được kiểm soát đầy đủ đối với hành vi có chủ ý và được thực hiện trong những trường hợp thích hợp nhưng có thay đổi một trong những yếu tố quyết định sẽ tạo nên những thay đổi trong ý định của hành vi; (Ajzen, 1991). Sự liên tục tham gia của phụ huynh có thể thành công trong việc tạo ra những thay đổi tương ứng về thái độ, định mức chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi, vì ý định được hướng dẫn bởi lòng tin về hành vi, quy phạm và kiểm soát của phụ huynh (Kiriakidis, 2015). Tuy nhiên, ý định hành vi có thể khác nhau đối với các hành vi khác nhau và trong các chủng tộc khác nhau. Ví dụ như ý định thực hiện một hành vi có thể được xác định chủ yếu bởi thái độ đối với hành vi, trong khi một ý định hành vi khác có thể được xác định phần lớn bởi ảnh hưởng quy phạm (normative influence). Tương tự như vậy, ý định thực hiện một hành vi cụ thể có thể chủ yếu dưới ảnh hưởng theo chiều dọc trong một chủng tộc, trong khi bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi ảnh hưởng quy phạm (normative influence) ở một chủng tộc khác (Montano & Kasprzyk, 2015). Do đó, để thiết kế các can thiệp hiệu quả và để được ảnh hưởng đến ý định hành vi, điều quan trọng đầu tiên là xác định mức độ (degree) mà ý định bị ảnh hưởng bởi thái độ và lòng tin, các chuẩn mực nhận thức và kiểm soát hành vi có nhận thức (Montano & Kasprzyk, 2015). Các biện pháp can thiệp của phụ huynh sẽ không hiệu quả trừ phi các cá nhân trên thực tế có khả năng thực hiện ý định mới được thành lập của họ (Girardelli & Patel, 2016). Ajzen (1991) cũng lưu ý rằng cần có một liên kết tích cực từ ý định đến hành vi để tạo điều kiện cho sự thành công trong sự can thiệp (Ajzen, 1991). Một trong những cách hiệu quả nhất để can thiệp và để giúp phát triển ý định là để tạo ra các cá nhân tạo thành một kế hoạch với các chi tiết cụ thể khi nào, ở đâu, và làm thế nào hành vi mong muốn sẽ được thực hiện (Lin, 2012).

Girardelli và Patel (2016) cung cấp tầm quan trọng của ý định hành vi trong chức năng của ba cấu trúc của thái độ đối với: mục tiêu của hành vi, định mức nhận thức và kiểm soát hành vi có nhận thức, và tự hiệu quả (self-efficacy). Thái độ đối với mục tiêu hành vi được định nghĩa là một bố trí tiềm ẩn hoặc xu hướng đáp ứng với một số mức độ thuận lợi hoặc bất lợi cho một đối tượng tâm lý. Các chuẩn mực nhận thức đề cập đến những gì được coi là một hành vi được chấp nhận hoặc được cho phép trong một nhóm hoặc trong một xã hội riêng rẽ. Các chuẩn mực nhận thức nắm bắt được tổng áp lực xã hội mà môi trường tác động lên một cá nhân để thực hiện, hoặc không thực hiện một hành vi nhất định. Kiểm soát hành vi nhận thức được định nghĩa là mức độ mà mọi người tin rằng họ có khả năng thực hiện một hành vi nhất định mà họ có quyền kiểm soát hiệu suất của nó.

Khi tiến hành nghiên cứu về sự tham gia của phụ huynh vào học đường, các nhà nghiên cứu chú tâm sử dụng học thuyết của Ajzen vào trong các gia đình di dân / tỵ nạn là điều hữu ích (Perry, 2013); vì khi quan điểm này được đả thông, lợi ích cho trẻ em, gia đình, và giáo viên có thể được khuyến khích (Bulotsky-Shearer et al., 2012). Tuy nhiên, để áp dụng mô hình dựa trên HVĐĐ cho các gia đình di dân / tỵ nạn như châu Phi, châu Á hoặc Tây Ban Nha / La tinh, các nhà nghiên cứu cần hiểu rõ hơn về các vấn đề trong thực tế cho các chủng tộc này (Paat, 2013), vì chúng có thể có một số yếu tố cản trở cụ thể cho sự tham gia của gia đình họ như kém hiểu biết về văn hóa mới, thiếu khả năng ngôn ngữ, và trở ngại vật lý (physical barriers) (Garbacz et al., 2016). Từ những yếu điểm này, những khoảng trống thường xảy ra giữa học thuyết và sự thực tiễn của nó (Dobson & Beshai, 2013) vì có một số vấn đề, tranh cãi và giả định liên quan đến việc diễn dịch học thuyết vào thực tế (Udo-Akang, 2012). Tuy nhiên, khoảng cách giữa học thuyết và thực hành được đóng khung như là một vấn đề chuyển giao kiến thức, cùng với sự tinh tế và phát triển liên tục của các nhà nghiên cứu dựa trên việc học hỏi từ việc áp dụng học thuyết vào lĩnh vực giáo dục mầm non chưa bao giờ được hoàn thành (Udo-Akang, 2012). Do đó, điều quan trọng là chọn thử nghiệm học thuyết hơn là xây dựng học thuyết vì học thuyết là cần thiết trong việc giải thích và dự đoán sự tham gia của phụ huynh với HVĐĐ trong các chủng tộc riêng biệt (Udo-Akang, 2012). Điều quan trọng là phải điều tra và hiểu rõ bản chất về hành vi từ quan điểm của dân số được nghiên cứu; bởi vì một số cá nhân trong các nhóm nhất định về nhân chũng có thể giữ lòng tin về kết quả tích cực của các hành vi và do đó giữ thái độ tích cực hơn và có ý định cương quyết hơn để thực hiện hành vi. Ngoài ra, họ có thể có nhiều khả năng hơn những người khác khi tham gia vào một hành vi nào đó (Montano & Kasprzyk, 2015).

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra sự tham gia của phụ huynh thông qua việc áp dụng các học thuyết khác nhau được bao gồm học thuyết xác định (identifying theory), học thuyết đầu tư của phụ huynh (parental investment theory), học thuyết sinh thái xã hội (socio-ecological theory), học thuyết vai trò (role theory), và học thuyết trao đổi xã hội (social exchange theory); tuy nhiên, các học thuyết này đã bị hạn chế trong việc giải thích và dự đoán sự tham gia của phụ huynh trong giáo dục mầm non (Perry & Langley, 2013). Theo Perry và Langley (2013), những học thuyết cho sự tham gia tích cực của phụ huynh chỉ dựa vào ý chí của phụ huynh và mong muốn được tham gia vào việc giáo dục con cái của họ, nên cần có một học thuyết thay thế hữu ích hơn để giải thích và dự đoán sự tham gia của phụ huynh. Perry và Langley (2013) đã đề xuất sử dụng mô hình HVĐĐ của Ajzen và nhấn mạnh rằng mô hình này "đủ linh hoạt để giải thích cho bản chất năng động và phức tạp của sự tham gia của phụ huynh" (trang 181). Nhưng có những điều vẫn chưa biết rõ là liệu mô hình HVĐĐ sẽ giúp kiên định cho sự tham gia của phụ huynh trong các trường học với phụ huynh có những nền văn hóa và với tình huống đặc thù riêng của họ, chẳng hạn như những người có tình trạng di dân / tỵ nạn đến từ các quốc gia khác nhau.

Bản Chất của Nghiên Cứu (Nature of the Study)

Trong nghiên cứu này, phiên bản HVĐĐ của Ajzen (1991) đã được sử dụng làm cơ sở cho một mô hình kiểm tra hành vi có chủ ý của phụ huynh và lòng tin cá nhân và về kết quả hành vi của họ có thể ảnh hưởng đến mức độ nhận thức tham gia học vấn con em. Mô hình được xây dựng cho nghiên cứu này được bao gồm các cấu trúc HVĐĐ về thái độ và lòng tin, các chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi có nhận thức, và ý định tham gia của phụ huynh (Bracke & Corts, 2012). Thiết kế này mô tả tương quan cho phép đánh giá các biến chính (key variables) được tỏ ra trong mô hình HVĐĐ như là yếu tố quyết định hành vi (thái độ và lòng tin, định mức chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức) và sau đó phân tích xem chúng có liên quan mật thiết đến nhau không, từ đó có thể dự đoán ra ý định của phụ huynh thuộc di dân / tỵ nạn để tham gia vào các chương trình giáo dục mầm non cho con cái họ. Biến phụ thuộc (dependent variable) là ý định được báo cáo do phụ huynh về sự tham gia của họ và các yếu tố dự đoán sẽ là yếu tố quyết định hành vi như được nêu trong HVĐĐ có liên can đến thái độ và lòng tin, các chuẩn mực chủ quan, và kiểm soát hành vi nhận thức của phụ huynh (Bracke & Corts, 2012).

Thiết kế tương quan (correlational design) được sử dụng trong nghiên cứu này là thích hợp để thử nghiệm xem HVĐĐ có phù hợp với mô hình cho tập hợp các mối quan hệ được quan sát giữa các cấu trúc trong mô hình hay không (Girardelli & Patel, 2016). Phương pháp khảo sát được sử dụng để đo lường bốn cấu trúc (constructions) của HVĐĐ với ba biến số dự đoán (three-predictor) và một biến phụ thuộc (single dependent variable) duy nhất cho ý định phụ huynh. Phương pháp khảo sát cho phép khách quan và giảm thiểu thiên vị (bias) (Smith, 2015). Những thành kiến được kiểm soát bởi thiết kế định lượng để các sự kiện, trường hợp và các hiện tượng có thể được hiểu một cách khách quan (Park & Park, 2016). Thiết kế này phù hợp nhất với mục đích và mục tiêu nghiên cứu. Sau khi nhận được sự chấp thuận của Hội đồng Đánh giá Thể chế (Institutional Review Board, IRB) của trường đại học Northcentral University và văn phòng quản trị hành chính của All Kids Academy Head Start, phụ huynh tại những trung tâm này được mời tham gia nghiên cứu (research). Trong thời gian gặp gở và mời gọi phụ huynh tham gia tại một trong 12 trung tâm Head Start, nhà nghiên cứu giải thích ngắn gọn mục đích của sự nghiên cứu cho phụ huynh / người giám hộ hiểu và yêu cầu họ tự nguyện tham gia hợp tác đến việc nghiên cứu (Fowler, 2009). Bao kèm theo mẫu đơn cho sự chấp thuận (consent form) cho phụ huynh, còn có lá thư thông báo về tính chất tự nguyện tham gia, mức độ tham gia, sự cam đoan chân thật không ẩn chứa lừa dối, và đoan hứa với phụ huynh trong tiến trình tham gia của họ tuyệt đối được giữ kín (anonymous). Khi họ đã đồng ý, bản hỏi ý kiến được trao cho họ. Các tình nguyện viên này được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi về thông tin nhân chủng (demographic information questionnaire) và về tình trạng di dân / tỵ nạn của họ. Những người tham gia đủ điều kiện sẽ được nhận một tập khảo sát (PIP) cùng với lá thư giới thiệu và diễn ý cho sự kiện tiến hành. Thư này trình bày cho phụ huynh biết chi tiết mục đích của việc nghiên cứu. Để đảm bảo phụ huynh / người giám hộ hiểu rõ chi tiết cho những lời giải thích, tất cả giấy tờ tin tức trong tập hồ sơ được dịch sang ngôn ngữ riêng của họ (như Ả Rập, Tây Ban Nha, hoặc Việt Nam). Để phụ huynh tiện việc gởi lại văn thư khảo sát, một phong bì tự gửi (self-addressed) đã dán tem được đính kèm để họ gởi trả lại cho nhà nghiên cứu theo địa chỉ đã ghi.

Câu Hỏi Nghiên Cứu (Research Questions)

Q1.  Thái độ và lòng tin (attitudes & beliefs) của phụ huynh di dân / tỵ nạn liên quan đến sự tham gia của phụ huynh trong AKA HS và EHS được xác định bởi dự án tham gia của phụ huynh (Parental Involvement Project, PIP) là gì?

Q2.  Các chuẩn mực chủ quan (subjective norms) của phụ huynh di dân / tỵ nạn liên quan đến sự tham gia của phụ huynh trong AKA HS và EHS được xác định bởi (Parental Involvement Project, PIP) là gì?

Q3.  Những sự nhận thức có kiểm soát thuộc hành vi đã được thông hiểu (perceived behavioral control perceptions) của phụ huynh di dân / tỵ nạn liên quan đến sự tham gia của phụ huynh trong AKA HS và EHS được xác định bởi dự án tham gia của phụ huynh (Parental Involvement Project, PIP) là gì?

Q4.  Ý định của phụ huynh (parental intentions) trong diện di dân / tỵ nạn liên quan đến sự tham gia của họ trong chương trình AKA HS và EHS được xác định bởi dự án tham gia của phụ huynh (Parental Involvement Project, PIP) là gì?

Q5.  Mối quan hệ có trong các biện pháp về thái độ và lòng tin, định mức chủ quan, và kiểm soát hành vi nhận thức, và sự tích cực của nó như thế nào, nếu tất cả có liên hệ thì sự dự đoán về ý định của phụ huynh để tham gia của phụ huynh vào trong chương trình AKA HS và EHS là gì?

Giả thuyết (Hypotheses)

H0. Thái độ và lòng tin, định mức chủ quan, ý định, nhận thức kiểm soát hành vi, và kiểm soát nhận thức của phụ huynh di dân và tỵ nạn không liên quan đáng kể (p  > 0,05) hoặc không thể dự đoán mức độ tham gia của phụ huynh trong chương trình AKA HS EHS.

Ha. Có một hoặc nhiều hơn hiện trạng về thái độ và lòng tin, định mức chủ quan, ý định, nhận thức có kiểm soát cho hành vi, hoặc nhận thức kiểm soát hành vi được thông hiểu có mối tương quan đáng kể với (p < 0,05) và góp phần đáng kể vào dự đoán sự tham gia của phụ huynh di dân / tỵ nạn trong các chương trình AKA HS và EHS.

Phương pháp (Methodology)

Nghiên cứu này sử dụng một định lượng không thử nghiệm tương quan (quantitative non-experimental correlation). Vã lại phương pháp này đã được sử dụng một cuộc khảo sát trên văn bản tự quản lý (self-administered paper-based survey) để xác định và truy cập vào mẫu. Khi phụ huynh trả lại bản khảo sát thì sẽ nhận được thẻ quà tặng trị giá 10 đô la.

Dân số (Population)

Dân số bao gồm tất cả các bậc phụ huynh di dân / tỵ nạn từ các chương trình AKA HS và EHS ở Miền Nam California.

Mẫu (Sample)

Mẫu được cấp phát ở tại 12 trung tâm là địa bàng khảo sát cho tất cả phụ huynh có con đang ghi danh học tại AKA HS và EHS. Tổng giám đốc điều hành và giám đốc từng trung tâm được yêu cầu hợp tác vào dự án để đảm bảo tất cả các bậc phụ huynh di dân / tỵ nạn hoặc người giám hộ có cơ hội tham gia. Bằng cách này, tránh thiên vị vì có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa một nhóm người tình nguyện mẫu trong khi trả lời các câu hỏi có liên quan đến giáo viên và sự điều hành của nhà trường.

Tổng cộng có 500 bản khảo sát đã được phân phối đến các phụ huynh. Khảo sát đáp ứng các tiêu chí trong đó phụ huynh tham gia là thế hệ đầu tiên và được coi là người di dân hoặc tỵ nạn và đã sống ở Miền Nam California và có con được ghi danh vào chương trình HS hoặc EHS.

Cuộc khảo sát bao gồm 122 phụ huynh đã được tuyển chọn vì đã hoàn tất trọn vẹn trong tư cách tình nguyện viên khi tham gia trả lời tất cả các mục. Có 24% bản khảo sát được gởi trả lại cho nhà nghiên cứu. Bao gồm tiếng Ả Rập (12%), tiếng Tây Ban Nha (41%), tiếng Việt (6%), và tiếng Anh (41%). Tất cả đều ở trong tuổi tiêu chuẩn từ 18 đến 65.

Văn kiện (Instrument)

Dự án khảo sát sự tham gia của phụ huynh (Parent Involvement Project, PIP) là tư liệu được sử dụng để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi bao gồm 57 mục (items) được khai triển bởi Hoover-Dempsey, Walker, Jones và Reed (2002). Tất cả các mục được đo trên thang điểm Likert. Có sáu-điểm với thang đo phụ (six-point subscales) cho tất cả thái độ và lòng tin (attitudes & beliefs), định mức chủ quan (subjective norms), kiểm soát hành vi nhận thức (perceived behavioral control), và ý định của phụ huynh (parental intentions) để tham gia.

Thang Likert dao động từ sự Tôi cương quyết không đồng ý, đến Tôi không biết. Ví dụ, phụ huynh được yêu cầu đánh giá mỗi tuyên bố dựa trên số mục mà họ không đồng  ý  hoặc đồng  ý. Các tùy chọn bao gồm: số1, chỉ ra Cương quyết không đồng ý; 2, chỉ ra Không đồng ý; 3, chỉ ra Không biết; 4, chỉ ra Đồng ý một phần; 5, chỉ ra Đồng ý; và 6, chỉ ra Cương quyết đồng ý.

Tất cả các cuộc khảo sát được thu thập trong một khung thời gian là tám tuần lễ. Sau khi thời gian của cuộc khảo sát kết thúc, kết quả khảo sát được nhập vào Thống kê Khoa học Xã hội (Statistical Package Social Science, SPSS), phiên bản thứ 22 (version 22) để phân tích thống kê. Tất cả các phân tích được tiến hành bằng cách sử dụng mức độ ý nghĩa 0,05 (level of significance).

Thống kê tóm tắt mô tả, phương tiện, độ lệch chuẩn, và phạm vi cho thái độ / lòng tin, định mức chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức, và ý định của phụ huynh đã thu được để trả lời bốn câu hỏi nghiên cứu đầu tiên.

Dùng cách phân tích tương quan (correlation) và đa hồi quy (multiple regression) của Pearson để xác định số lượng biến trong biến phụ thuộc được giải thích bởi ba biến số độc lập.

Kết quả (Results)

Thái độ và lòng tin (Attitudes & Beliefs)

Kết quả của câu hỏi số 1 liên quan đến nghiên cứu về thái độ và lòng tin có số đo trung bình (means) là 107, độ lệch chuẩn (standard deviation) là 14, và phạm vi (range) là 120. Điểm trung bình này được xem là ôn hòa (moderate).

Định mức chủ quan (Subjective Norms)

Kết quả của câu hỏi số 2 liên quan đến nghiên cứu về định mức chủ quan với phương tiện có số đo trung bình (means) là 31, độ lệch chuẩn (standard deviation) là 4, và phạm vi (range) là 30. Điểm trung bình này được xem là cao chừng mực (somewhat high).

Kiểm soát hành vi nhận thức  (Perceived Behavioral Controls)

Kết quả của câu hỏi số 3 liên quan đến nghiên cứu về điều khiển hành vi nhận thức có số đo trung bình (means) là 88, độ lệch chuẩn (standard deviation) là 9, và phạm vi (range) là 85. Điểm trung bình này được xem là vừa phải.

Ý định của Phụ huynh (Parental Intentions)

Kết quả của câu hỏi số 4 liên quan đến sự nghiên cứu về ý định của phụ huynh có số đo trung bình (means) là 51, độ lệch chuẩn (standard deviation) là 6, và phạm vi (range) là 50. Điểm trung bình này được xem là hơi cao (moderately high).

Thảo luận (Discussion)

Thái độ / lòng tin phụ huynh báo cáo là vừa phải (M = 107). Mức độ này ngụ ý rằng phụ huynh thuộc di dân và người tỵ nạn giữ thái độ tích cực chung chung về việc tham gia vào giáo dục mầm non của con cái họ và tin rằng sự tham gia của phụ huynh là quan trọng đối với sự thành công cho con cái họ ở học đường.

Các định mức chủ quan của phụ huynh báo cáo có hơi cao (M= 31). Mức độ này ngụ ý rằng sự tham gia của phụ huynh dường như không phải là quan tâm duy nhất một khu vực mà trong đó phụ huynh của các cộng đồng di dân / tỵ nạn có liên quan đến việc đảm bảo rằng họ đang làm theo các chuẩn mực văn hóa hoặc tiêu chuẩn cộng đồng.

Sự kiểm soát hành vi nhận thức của phụ huynh được báo cáo là vừa phải( M= 88). Mức độ này ngụ ý rằng các bậc phụ huynh tin rằng họ có một số mức độ kiểm soát khả năng của họ để tham gia vào việc giáo dục con cái của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của phụ huynh về các loại hoạt động tham gia mà họ có thể tham gia hoặc chọn tham gia.

Ý định của phụ huynh được báo cáo là cao trung bình (M= 51). Điều này ngụ ý rằng phụ huynh thuộc số dân di dân / tỵ nạn dường như cho thấy sự quan tâm đến việc tham gia vào giáo dục mầm non của con em một cách vừa phải.

Giả thuyết null cho câu hỏi nghiên cứu số 5 đã bị loại trừ với 50% phương sai trong ý định(intentions) chiếm bởi cả ba biến (variables). Nó đã bị loại vì mối tương quan tích cực (positive correlation) có ý nghĩa thống kê đã được tìm thấy trong số các biến.

Ý nghĩa thực tiễn (Practical implications)

Sự tham gia của phụ huynh thuộc di dân / tỵ nạn trong các chương trình HS / EHS có thể được dự đoán bởi thái độ và lòng tin attitudes & beliefs) qua các báo cáo do sự cố chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức liên quan đến sự tham gia của họ trong giáo dục trẻ em. Phát hiện này ngụ ý rằng cả ba biến nên được coi là quan trọng và cần quan tâm đặc biệt mà theo đó giáo viên, giám đốc trung tâm, và quản trị viên có thể tạo ảnh hưởng đến ý định và mong muốn của phụ huynh khi tham gia vào việc học của con cái họ. Những phát hiện của hồi quy có nhiều điểm được gợi ý ra rằng thái độ và lòng tin, và các định chế chủ quan là hai dự đoán mạnh nhất của ý định của phụ huynh cho sự tham gia. Một số nhà nghiên cứu trước đây cũng tìm thấy cả ba biến này là những dự đoán quan trọng về ý định của phụ huynh cho sự tham gia (Kiriakidis, 2015; Tipton, 2014), trong khi những người khác đã có những phát hiện chỉ hỗ trợ một hoặc hai trong số các biến này (Case, Spark và Pavey, 2016). Những phát hiện này hỗ trợ thêm cho học thuyết về hành vi đạo đức có thể được áp dụng để giải thích sự tham gia của phụ huynh theo diện di dân / tỵ nạn, có con em đã được ghi danh học trong chương trình HS / EHS, do đó việc khai triển và phát huy học thuyết này là rất đáng quan tâm học hỏi khi nghiên cứu được bao gồm những dân tộc có nền tảng đa văn hóa và khác biệt ngôn ngữ.

Nghiên cứu này được hướng dẫn bởi học thuyết về hành vi đạo đức của học giả Ajzen (2011) khi cho rằng càng có nhiều quy định theo thiện chí và chủ đích của phụ huynh trong việc phối hợp vào việc giáo dục con cái của họ vào căn bản thái độ và lòng tin, các chuẩn mực chủ quan, và kiểm soát hành vi đạo đức thì họ càng có nhiều quyết tâm cho sự phối hợp chặc chẻ với các ý định về hành vi của họ (Ajzen, 2011). Những phát hiện (findings) của nghiên cứu này cho thấy tác động của việc thăng tiến chính sách (policies) tham gia của phụ huynh trong hiện tại cho sự cộng tác trong lớp người di dân / tỵ nạn, và họ có thể vượt qua những trở ngại (barriers) của sự tham gia nếu nhà trường có thể làm thăng tiến chương trình của họ. Liên quan về hành vi của phụ huynh, học thuyết của Ajzen về mô hình hành vi đạo đức (HVĐĐ, 1991) quả là một phương pháp hữu ích để giải thích và dự đoán hành vi nằm trong phạm vi ý định phụ huynh dựa trên lòng tin cá nhân và về thành quả (outcomes) thuộc những hành vi của họ. Nó đã được sử dụng để mô tả bản chất năng động và phức hợp tự nhiên của sự phối hợp của phụ huynh trong đời sống và sự giáo dục của con cái họ (Bracke & Corts, 2012). Ngoài ra, mô hình dựa trên HVĐĐ cung cấp một lăng kính học thuyết khả thi để kiểm tra sự tham gia của phụ huynh, một yếu tố quyết định sự quan trọng nhất của tính khí về hành vi của phụ huynh. Những phát hiện (findings) từ nghiên cứu này cũng khích lệ đặc biệt cho sự việc báo cáo về ý định tương đối của phụ huynh, và điều này có thể sẽ có ảnh hưởng tích cực đến giáo dục cho con em họ nếu các giáo viên và các giám đốc trung tâm dẫn dắt phụ huynh để nâng cao mức độ tham gia của họ trong chương trình.

Khuyến nghị Thực hành (Recommendations for Practice)

Bằng cách đánh giá các cấu trúc quan trọng đối với HVĐĐ, việc mở rộng học thuyết này - trong bối cảnh các gia đình di dân / tỵ nạn có con em ghi danh vào HS hoặc EHS - đã gặt hái thành tựu. Có một sự thiếu ứng dụng thích hợp của HVĐĐ được nêu bật trong đánh giá văn học về cả hai các nhân viên nhà trường và cả biến chính (key variables) trong nghiên cứu này (Dean, Stewart, & Debattista, 2017). Các khía cạnh của sự tham gia của phụ huynh bao gồm thái độ và lòng tin, định kiến chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức, và ý định của phụ huynh như sau. Thứ nhất, các phụ huynh hoặc người giám hộ cần cung cấp các nguồn lực để thay đổi thái độ và lòng tin, định mức chủ quan, và kiểm soát hành vi nhận thức của họ đối với giáo dục con cái trong giai đoạn phát triển măng non. Thứ hai, sự phát triển tham gia ngày càng tăng của phụ huynh có mối tương quan tích cực với mức thành tựu cao trong các hoạt động học tập của con cái (Castro et al., 2015). Vì vậy, giáo viên và giám đốc trung tâm phải đặt tâm huyết nhiều hơn cho những thách thức mà họ gặp phải khi đối mặt những sự kiện liên quan đến phụ huynh. Bất  kỳ ngăn trở nào được xác định bởi phụ huynh cần được giải quyết và các nhà giáo dục nên cố gắng ưu tiên tiếp cận để liên hệ với phụ huynh (DeLoatche, Bradley-Klug, Ogg, Dromrey và Sundman-Wheat, 2015).

      Các nhà nghiên cứu đã báo cáo về các phương pháp khác nhau liên quan đến phụ huynh, điều này đã đóng một vai trò tích cực trong việc tham gia vào nhà trường của con cái họ (Kikas et al., 2014). Castro et al. (2015) đã tiến hành phân tích tổng hợp và tìm ra nhiều cách để các gia đình có thể tham gia vào việc học hành của trẻ em ở tại gia đình, trong cộng đồng, và ở học đường. Ở nhà, sự tham gia của gia đình là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ; ví dụ, các sinh hoạt bao gồm: đọc sách chung, phụ huynh và con cái cùng trò chuyện với nhau, thảo luận về cách phát âm (sounds), nhận diện mẫu tự, và cùng làm bài tập. Hindman, Miller, Froyen, và Skibbe (2012) nhấn mạnh rằng các hoạt động học tập thú vị tại nhà có thể khuyến khích thái độ tích cực của trẻ em về học tập. Trong cộng đồng, các gia đình có thể giúp trẻ em tìm hiểu về thế giới rộng lớn hơn và tiếp cận các nguồn tài liệu có thể không có sẵn trong nhà như đưa con tham quan thư viện, bảo tàng, sự kiện thể thao, nhà thờ, hoặc các cơ hội trình diễn của các văn hóa khác (Hindman et al., 2012). Sự tham gia vào nhà trường bao gồm các hoạt động khác nhau, trong đó phụ huynh có thể tham gia vào các chuyến du thám, tình nguyện giúp trong lớp học, hoặc các sự kiện quan trọng như gây quỹ và tham dự các chương trình thể thao của trường (Castro et al., 2015; Kikas et al., 2014; McCormick et al., 2013). Trong các hoạt động tại trường, McCormick, Cappella, O'Connor, và McClowry (2013) thấy rằng phụ huynh đặt mức quan tâm cao, có thể sẽ có mối quan hệ tích cực với giáo viên; đổi lại, giáo viên có thể giảm đi trách nhiệm (liable) khi hiểu những hành vi còn mơ hồ, giữa những trẻ con có phụ huynh tham gia cao.  Phụ huynh và người giám hộ có thể tình nguyện giúp trong lớp học hoặc văn phòng để tham gia vào các cơ chế ra quyết định như hội đồng thiết định chính sách cho phụ huynh, hoặc hội thảo cá nhân khi phụ huynh và giáo viên có sự bàn luận (parent-teacher conferences), tham khảo ý kiến lẫn nhau (Hindman et al., 2012).

      Hội thảo giáo chức và phụ huynh (homeschool conferencing) là một giao tiếp giữa phụ huynh và nhân viên nhà trường về các chủ đề liên quan đến đứa trẻ một cách cụ thể (Castro et al., 2015; Kikas et al., 2014). Đối với các cuộc họp mặt với phụ huynh tại nhà trường, nơi giao tiếp bằng ngôn ngữ qua ý kiến được phát biểu là điều cần thiết; tuy nhiên những phụ huynh có khả năng hạn chế phát biểu bằng Anh ngữ có thể được yêu cầu mang theo một người thông thạo Anh ngữ mà họ tin  tưởng để làm phiên dịch của họ (Cheatham & Ostrosky, 2013). Nếu các trung tâm gặp  khó khăn trong việc cung cấp dịch thuật cho các văn bản tài liệu của học đường, nhà trường nên hợp tác chặc chẻ với các tổ chức bất vụ lợi trong cộng đồng và các cơ quan tái định cư người tỵ nạn để cung cấp và hỗ trợ dịch thuật (Manz et al., 2014). Sau cùng, các trung tâm mầm non nên tiếp cận với các gia đình phụ huynh thông qua thiết lập các cuộc họp bán chính thức; ví dụ, thăm viếng tại nhà cho trẻ nhỏ dưới ba tuổi là một phương pháp chính yếu để củng cố vai trò then chốt của phụ huynh (DeLoatche et al., 2015; Manz et al., 2014). Mặc dù khuyến khích sự tham gia của phụ huynh là một phương cách đượm nét trung dung và ôn hòa về mặt chính trị nhưng phổ  biến về mặt minh giải cho phần lớn chính sách của nhà trường hay trung tâm giáo dục mầm non; ví dụ như phổ biến và giải thích về những thông báo và nghiên cứu đã xảy ra trong trường hợp còn mơ hồ, bao hàm chiều kích của sự tham gia của phụ huynh và vai trò cho các giáo viên trong các mối quan hệ về hành vi của trẻ em (McCormick et al., 2013). Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những nhà giáo dục mầm non và nhân viên nhà trường nên được đào tạo để giao tiếp với phụ huynh hoặc người giám hộ liên quan đến việc tham gia vào các hoạt động học tập tại nhà, cũng như trong cộng đồng (DeLoatche et al., 2015).

Thái độ và lòng tin tích cực của phụ huynh / người giám hộ đối với việc tham gia vào các chương trình HS / EHS đã mang lại lợi ích cho họ. Sự tham gia của phụ huynh và chấp nhận các đặc điểm gia đình này là những khía cạnh quan trọng của nghiên cứu (research) và luôn được xem là sự cải thiện cho những hoạt động thiết thực này, và cuối cùng có thể ảnh hưởng tích cực đến quan điểm tham gia vào giáo dục của phụ huynh di dân / tỵ nạn cho con cái của họ (Leyendecher et al., 2018). Khi đối phó với các gia đình di dân / tỵ nạn với các đặc điểm khác nhau, nhân viên HS có thể không hiểu hết những khó khăn của trẻ nhỏ và gia đình đã bị trải qua (DeLoatche et al., 2015) và họ không phải luôn luôn có thể giải quyết thỏa đáng các nhu cầu mong muốn cụ thể của các gia đình. Do đó, các kiến thức liên quan về sự tham gia của phụ huynh là rất quan trọng đối với nhân viên HS, những người cần được đào tạo thật hoàn hảo (Edberg et al., 2017).

Đối với sự tham gia của phụ huynh, thái độ và lòng tin, các chuẩn mực chủ quan, và kiểm soát hành vi nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong ý định của phụ huynh, và sau đó là cho sự phát triển của con cái họ. Đây là tất cả các biến được xem là quan trọng bậc nhất cho sự tham gia của phụ huynh và được đánh giá là có tác động lớn nhất đến giáo dục trẻ mẫu giáo (Dean, Stewart và Debattista, 2017). Có bằng chứng cho thấy phụ huynh tin tưởng mạnh mẽ rằng họ nên tham gia vào việc giúp con cái họ học hành cần mẫn ở nhà trường. Vì vậy, quản trị viên (administrator) hoặc giám đốc trung tâm (center director) nên cùng chia sẻ mối quan tâm đến sự tham gia và thiết lập một nền văn hóa chung cho chính sách mà nhà trường đặt kỳ vọng cho sự tham gia tích cực của phụ huynh. Cần có sự hợp tác giữa phụ huynh và giáo viên để duy trì sự kỳ vọng tại các trung tâm HS và EHS. Giáo viên và giám đốc trung tâm nên xem xét học thuyết về hành vi đạo đức (theory of planned behavior) được lên kế hoạch tường tận hầu để giải thích cho ý định của phụ huynh trở thành tích cực và vẫn luôn duy trì tham gia nhà trường với con cái của họ. Chủ yếu, giáo viên và giám đốc trung tâm nên truyền đạt rõ ràng rằng tất cả các bậc phụ huynh có một vai trò quan trọng trong sự thành công trong học tập của trẻ em.

Khuyến nghị cho nghiên cứu trong tương lai (Recommendations for Future Research)

      Tiếp tục nghiên cứu về sự tham gia của phụ huynh là cần thiết để tiếp tục hỗ trợ một mối tương quan đáng kể giữa nhà trường và sự đóng góp của phụ huynh vào việc dự đoán cho sự tham gia của họ; bởi vì trong giới phụ huynh di dân / tỵ nạn trong chương trình AKA HS và EHS, họ thường hay đương đầu với nhiều phức tạp. Các vấn đề liên quan đến sự phức tạp tham gia của phụ huynh trong giáo dục trẻ em cho những trẻ em này là trọng tâm chính trong nghiên cứu, mặc dù các vấn đề khác phát sinh trong các gia đình di dân / tỵ nạn cũng thường hay gặp phải như hay di chuyển chỗ ở, vắng mặt thường xuyên vì gia cảnh, bệnh hoạn, kinh tế chật hẹp, hay bạo hành trong gia đình. Tuy nhiên những yếu tố này không nằm trong những biến được đo lường liên quan đến sự tham gia của phụ huynh và trong học thuyết về hành vi đạo đức. Các tiêu chí để ghi danh của người tham gia vào nghiên cứu này là người di dân / tỵ nạn, loại bỏ một số gia đình tham gia mặc dù họ sẽ tự coi mình là một phần của nhân số này. Nghiên cứu này chỉ giới hạn dân số ở các khu vực địa lý ở miền Nam California được lấy mẫu (sample) và có con em được ghi danh vào các chương trình HS và EHS. Tương lai nghiên cứu cần được mở rộng đến khu vực địa lý rộng lớn hơn, bao gồm các chương trình đa diện khác nhau nhằm phục vụ trẻ mầm non và quần chúng thuộc giới phụ huynh mang nhiều đặc tính đa dạng. Điều này sẽ giúp phục vụ hiệu quả cho phụ huynh và cũng để xác nhận thêm những phát hiện mới về sự tiến bộ và những cố gắng đã và đang xảy ra trong cộng đồng.

      Nghiên cứu hiện tại chỉ tập trung vào ba yếu tố góp phần vào ý định tham gia của phụ huynh theo định nghĩa của HVĐĐ, nhưng các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến ý định tham gia của phụ huynh. Sự phân định này có ảnh hưởng tiềm tàng đến việc kiểm tra các mối quan hệ giữa lòng tin / thái độ, các chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức và ý định của phụ huynh. Một hiệu ứng là các biến khác có thể góp phần vào sự tham gia của phụ huynh hoặc thiếu sự tham gia không được đo lường hoặc không được bao gồm trong HVĐĐ, do những yếu tố không được tính đến trong nghiên cứu, thế nên công thức sẽ bị hạn chế trong dự đoán. Nghiên cứu trong tương lai nên cố gắng xác định các yếu tố bổ sung có thể đặc biệt đối với một nhóm nhân chủng. Nhà nghiên cứu tìm cách để đạt được một sự hiểu biết tốt hơn về những đặc điểm nhân số học mà nó có thể xung khắc với sự tham gia của phụ huynh; hơn nữa, kết quả ý định của phụ huynh sẽ được tìm hiểu cặn kẻ để tiếp tục phục vụ chu đáo, kiện toàn cho HVĐĐ (DeLoatche et al., 2015).

      Một khuyến nghị khác được nêu ra cho các nghiên cứu để kiểm tra ảnh hưởng của thành kiến (bias) và định kiến (prejudices) dựa trên ngôn ngữ, chủng tộc, tôn giáo, và tình trạng kinh tế xã hội. Bao gồm một mẫu (sample) dân số rộng lớn, đa dạng với những đặc tính chuyên biệt. Chẳng hạn như Trung quốc, Somalians, hoặc Iranians. Những phát hiện trong nhiều sắc dân hơn cũng sẽ rất đáng giá để nghiên cứu cho sự tăng cường tham gia nhiều hơn nữa của các phụ huynh; do vậy, cần thêm các cuộc điều tra về thực hành tham gia giáo dục của cả gia đình di dân và không di dân trong các chương trình mầm non HS cho việc khám phá ra những khác biệt có thể cần được giải quyết bởi các giám đốc chương trình (Sibley & Brabeck, 2017). Nghiên cứu các vấn đề này thêm là cần thiết để khám phá các mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh được phát triển như thế nào trong các chương trình, đặc biệt là với dân số di dân / tỵ nạn, trong đó nhận thức của giáo viên và phụ huynh về chương trình mầm non cần nhiều khía cạnh phải được quan tâm hơn. Thêm nữa, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh có thể thúc đẩy sự hiểu biết về lợi ích về ý định tích cực có liên quan đến sự tham gia của phụ huynh trong các chương trình HS / EHS (DeLoatche et al., 2015; Perry & Langley, 2013).

Kết luận (Conclusions)

Nghiên cứu tương quan định lượng này sử dụng phương án phân tích tương quan để đo lường mức độ liên kết giữa các biến và phân tích hồi quy đa biến để đánh giá độ lớn mà các biến HVĐĐ có thể dự đoán được ý định của phụ huynh để tham gia vào việc học cho con cái. Các biện pháp đáp ứng cho thái độ và lòng tin, định mức chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi đạo đức, và ý định của phụ huynh di dân / tỵ nạn có liên quan đáng kể với nhau. Điều này đã dự đoán 50% phương sai trong ý định của phụ huynh để tham gia vào chương trình AKA HS và EHS và đã dẫn đến sự loại trừ (rejection) giả thuyết null. Những phát hiện này phù hợp với học thuyết về hành vi được áp dụng để giải thích sự tham gia của phụ huynh đối với các bậc phụ huynh có nền tảng đa văn hóa và khác biệt ngôn ngữ. Các biến kiểm tra đã dự đoán đáng kể ý định qua báo cáo về sự tham gia của phụ huynh trong các chương trình giáo dục mầm non. Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ hỗ trợ học thuyết về hành vi đạo đức được áp dụng cho sự tham gia của các phụ huynh theo diện di dân / tỵ nạn có con được ghi danh vào học ở HS và EHS. Thông tin thu thập được trong tác phẩm nghiên cứu này rất hữu ích cho việc đào tạo (training) các nhà giáo dục mầm non HS và đáp ứng hữu hiệu cho nhu cầu của các gia đình di dân / tỵ nạn. Trong việc đào tạo và huấn luyện các giáo viên nên được cung cấp dữ liệu này vào trong các chương trình mầm non HS và EHS.

Trong tương lai nghiên cứu về sự tham gia của những phụ huynh ở các chương trình HS và EHS nên được tiếp tục. Những nỗ lực hiệu quả nhất để cải thiện sự tham gia của phụ huynh phải được củng cố và xây dựng được bắt đầu ngay khi còn trong tầng lớp giáo dục mầm non do bởi giám đốc điều hành chương trình (executive director), giám đốc trung tâm (center director), nhà giáo dục (educators), và các nhà hoạch định chính sách (policy-makers). Những chuyên gia (professionals) này luôn mong muốn tăng cường sự tham gia của phụ huynh vào các chương trình giáo dục để gặt hái thành công mỹ mãn; tuy nhiên, số lượng người di dân và gia đình người tỵ nạn đang phát triển nhanh chóng mỗi năm, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các chương trình HS và EHS. Tìm ra (finding) phương pháp thích hợp nhằm khuyến khích tăng gia ý định của các phụ huynh tham gia vào giáo dục cho con cái và giúp giải quyết trách nhiệm của các trung tâm khiến sự tham gia của phụ huynh và gia đình người di dân / tỵ nạn sẽ được hưởng rất nhiều về những lợi ích chung. Đây cũng là những nhu cầu bức thiết cho các nhà giáo cần cố gắng và luôn nâng cao sự hợp tác tối đa của những phụ huynh trong chương trình giáo dục tuổi thơ.


 

Tham khảo (References)

Bracke, D., & Corts, D. (2012). Sự tham gia của phụ huynh và học thuyết về hành vi được lên kế hoạch. Giáodục ,  133(1), 188-201. Lấy từ  https://morganearnold.files.wordpress.com/2012/09/parental-involvment-and-the-theory-of-planned-behavior.pdf

Bulotsky-Shearer, R., Wen, X., Faria, A.-M., Hahs-Vaughn, D. L., & Korfmacher, J. (2012). Hồ sơ quốc gia về chất lượng lớp học và sự tham gia của gia đình: Một cuộc kiểm tra đa cấp về ảnh hưởng gần đến sự sẵn sàng của trẻ em Head Start. Nghiên cứu mầm non hàng quý 27,627-639. doi:10.1016/j.ecresq.2012.02.001

Case, P., Sparks, P., Pavey, L. (2016). Nhận dạng phù hợp và cấu trúc của học thuyết về hành vi kế hoạch.  Tạp chí Tâm lý học Xã hội Anh, 55(1), 109-125. doi:10.1111/bjso.12115

Castro, M., Exposito-Casas, E., Lopez-Martin, E., Lizasoain, L., Navarro-Asencio, E., & Gaviria, J. L, (2015). Sự tham gia của phụ huynh vào thành tích học tập của học sinh: Một phân tích tổng hợp. Đánh giá nghiên cứu giáo dục 14,33-46. doi:10.1016/j.edurev.2015.01.002

Cheatham, G. A. & Ostrosky, M.M. (2013). Thiết lập mục tiêu trong các hội nghị phụ huynh-giáo viên mầm non: So sánh ba nhóm phụ huynh. Tạp chí nghiên cứu giáo dục thờithơấu,  27(2), 166-189. doi:10.1080/02568543.2013.767291

Connor P. (2016). Di cư quốc tế: Những phát hiện chính từ Hoa Kỳ, Châu Âu  và Thế giới. Trung tâm Nghiên cứu PewResearch. Lấy từ  http://www.pewresearch.org/fact-tank/2016/12/15/international-migration-key-findings-from-the-u-s-europe-and-the-world/

Dean, J., Mitchell, M., Stewart, D., & Debattista, J. (2017). Sự thay đổi liên thế hệ trong thái độ và lòng tin sức khỏe tình dục giữa các cộng đồng người tỵ nạn Sudan ở Úc. Văn hóa, sức khỏe và tìnhdục,  19(1), 17-31. doi:10.1080/13691058.2016.1184316

DeLoatche, K. J., Bradley-Klug, K. L., Ogg, J., Kromrey, J. D., & Sundman-Wheat, A. N. (2015). Tăng sự tham gia của phụ huynh trong các gia đình Head Start: Một nghiên cứu nhóm kiểm soát ngẫu nhiên. Tạp chí Giáo dục Mầmnon,  43(4), 271-279. doi:10.1007/s10643-014-0660-7

Demircan, Ö., & Erden, F. T. (2015). Sự tham gia của phụ huynh và thực hành thích hợp về mặt phát triển: So sánh lòng tin của phụ huynh và giáo viên. Phát triển và chăm sóc trẻemsớm,  185(2), 209-225. doi:10.1080/03004430.2014.919493

Dove, M. K., Neuharth-Pritchett, S., Wright, D. W., & Wallinga, C. (2015). Thói quen tham gia của phụ huynh và kết quả đọc viết của trẻ em Head Start trước đây. Tạp chí nghiên cứu giáo dục thờithơấu,  29(2), 173-186. doi:10.1080/02568543.2015.1011360

Edberg, M.C., Cleary, S. D., Andrade, E. L., Evans, W. D., Simmons, L. K., & Cubilla-Batista, I. (2017). Áp dụng học thuyết phát triển thanh thiếu niên tích cực sinh thái để giải quyết sự chênh lệch sức khỏe đồng xảy ra giữa thanh thiếu niên Latino di dân. Thực hành xúc tiếny tế,  18(4), 488-496. doi:10.1177/1524839916633802

Faul, F., Erdfelder, E., Buchner, A., & Lang, A. (2009). Phân tích sức mạnh thống kê bằng cách sử dụng G-Power 3.1: Kiểm tra phân tích tương quan và hồi quy. Hiệp hội Tâm lý học, Inc. 41(4), 1149-1160. doi:10.3758/BRM.41.4.1149

Field, A. (2013). Khám phá số liệu thống kê sử dụng số liệu thống kê IBM SPSS    (4 th do.). Sage. New Delhi, Ấn Độ.

Foster, J., Barkus, E., & Yavorsky, C. (2006). Hiểu và sử dụng số liệu thống kê nâng cao.  Sage Ấn phẩm, Inc CA: Thousand Oaks.

Fowler, F. J. (2009). Phương pháp nghiên cứu khảo sát. (biên tập  4). Ấn phẩm SAGE, Inc., CA: Thousand Oaks.

Garbacz, S. A., McIntosh, K., Eagle, J. W., Dowd-Eagle, S. E., Hirano, K. A., & Ruppert, T. (2016). Sự tham gia của gia đình trong các can thiệp và hỗ trợ hành vi tích cực trên toàn trường. Ngăn ngừa thất bại trườnghọc,  60(1), 60-69. doi:10.1080/1045988X.2014.976809 doi:10.1080/1045988X.2014.976809

Gennetian, L. A., Marti, M., Kennedy, J. L., Kim, J. H., & Duch, H. (2019). Hỗ trợ sự tham gia của phụ huynh trong một chương trình sẵn sàng cho trường học: Bằng chứng thực nghiệm áp dụng những hiểu biết sâu sắc từ kinh tế học hành vi. Tạp chí Tâm lý học phát triển ứngdụng,  62,1-10. https://doi-org.proxy1.ncu.edu/10.1016/j.appdev.2018.12.006

Girardelli, D., & Patel, V. K. (2016). Học thuyết về hành  vi theo kế hoạch và sự tham gia trong lớp của học sinh ESL Trung Quốc. Tạp chí Giảng dạy và Nghiên cứu Ngônngữ,  7(1), 31-41. doi:10.17507/jltr.0701.04

Han, M., & Osterling, K. L. (2012). Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thống nhất giữa các gia đình di dân Việt Nam trong hệ thống phúc lợi trẻ em. Đánh giá dịch vụ trẻ em vàthanh thiếu niên, 34 103-111. doi:10.1016/j.childyouth.2011.09.005

Hilado, A. V., Kallemeyn, L., & Phillips, L. (2013). Xem xét sự hiểu biết về sự tham gia của phụ huynh trong các chương trình mầm non. Nghiên cứu và thực hành mầm non,  15(2), 1-9. Lấy từ  http://ecrp.uiuc.edu/v15n2/hilado.html

Hindman, A. H., Miller, A. L., Froyen, L.C., & Skibbe, L. E. (2012). Một bức chân dung về sự tham gia của gia đình trong Head Start: Nature, extent, and predictors. Nghiên cứu mầm nonhàng quý,  27,654-667. doi:10.1016/j.ecresq.2011.11.002

Hoover-Dempsey, K. V., Sandler, H.M., Walker, J.M. (2002). Dự án sự tham gia của phụ huynh (PIP) Bảng câu hỏi phụ huynh và giáo viên: Học 2. Khoa Tâm lý học và Phát triển Con người. Đại học Vanderbilt, TN 37203.

Jeon, S., Choi, J. Y., Horm, D.M., & Castle, S. (2018). Liều lượng bắt đầu sớm: Vai trò của mối quan hệ phụ huynh-người giám hộ và sự tham gia của gia đình. Đánh giá dịch vụ trẻ em vàthanh  thiếu niên, 93,291-300. https://doi-org.proxy1.ncu.edu/10.1016/j.childyouth.2018.07.032

Kikas, E., Tulviste, T., & Peets, K. (2014). Các giá trị xã hội hóa và thực hành nuôi dạy con cái là những người dự đoán sự tham gia của phụ huynh trong quá trình giáo dục của con cái họ. Giáo dục sớm & Pháttriển,  25(1), 1-18. doi:10.1080/10409289.2013.780503

Kim, S. W., & Hill, N. E. (2015). Bao gồm cả những người cha trong ảnh: Một phân tích tổng hợp về sự tham gia của phụ huynh và thành tích học tập của học sinh. Tạp chí Tâm lý giáodục,  107(4), 919-934. doi:10.1037/edu0000023

Kiriakidis, S. (2015). Học thuyết về hành vi đã lên kế hoạch: Mối quan hệ hành vi cố ý và mối quan hệ kiểm soát hành vi nhận thức (PBC) với ý định và hành vi. Tạp chí Quốc tế về Tiếp thị Sáng tạo Hoạch định, 03, 40-51. doi.10.15556/IJSIM.02.03.004

Krogstad J.M. (2015). Những gì người Mỹ, người châu Âu nghĩ về người di dân. Lấy từ  http://www.pewresearch.org/fact-tank/2015/09/24/what-americans-europeans-think-of-immigrants/

Lee, J., & Zhou, M. (2014). Khung thành công và nghịch lý thành tích: Chi phí và hậu quả cho người Mỹ gốc Á. Chủng tộc & các vấn đềxã hội,  6(1), 38. doi:10.1007/s12552-014-9112-7

Lin C. (2012). Ảnh hưởng của  kiến thức chính sách đối với thái độ và hành vi đối với việc tham gia hoạch định chính sách giáo dục giữa các bậc phụ huynh: Một phương trình cấu trúc mô hình hóa phương trình cách tiếp cận. Giáo dục, 132(3), 1-15. Lấy từ  https://www.questia.com/library/journal/1G1-283945584/the-effects-of-policy-knowledge-on-attitudes-and-behaviors

Manz, P. H., Gernhart, A. L., Bracaliello, C.B., Pressimone, V. J., & Eisenberg, R. A. (2014). Phát triển sơ bộ sự tham gia của phụ huynh trong quy mô học tập sớm cho các gia đình có thu nhập thấp ghi danh vào một chương trình thăm viếng nhà tập trung vào phát triển trẻ em. Tạp chí can thiệpsớm,  36(3), 171-191. doi:10.1177/1053815115573077

McCormick, M. P., Cappella, E., O'Connor, E. E., & McClowry, S. G. (2013). Sự tham gia của phụ huynh, hỗ trợ cảm xúc, và các vấn đề hành vi: Một cách tiếp cận sinh thái. Tiểu học Journal,  114(2), 277-300.

McGregor, S. A., & Knoll, M. A. (2015). Học thuyết về hành vi được lên kế hoạch như một khuôn khổ để hiểu kinh nghiệm của phụ huynh với bài tập về nhà. Tâm lý học giáo dục trongthựchành,  31(4), 335. doi:10.1080/02667363.2015.1065472

Miller, E.B., Farkas, G., Vandell, D. L., & Duncan, G. J. (2014). Những ảnh hưởng của Head Start có thay đổi theo sự kích thích trước khi học của phụ huynh không? Phát triểntrẻ em,  85(4), 1385-1400. doi:10.1111/cdev.12233

Phân tích hồi quy nhiều bằng cách sử dụng Thống kê SPSS (n.d.). Laerd Thống kê. Lấy từ  https://statistics.laerd.com/spss-tutorials/multiple-regression-using-spss-statistics.php

Ntuli, E., Nyarambi, A. và Traore, M. (2014), Đánh giá trong giáo dục mầm non: các mối đe dọa và thách thức đối với việc đánh giá hiệu quả trẻ em di dân. Tạp chí nghiên cứu về nhu cầu giáo dục đặc biệt, 14: 221-228. doi: 10.1111/j.1471-3802.2012.01256.x

Paat, Y. (2013). Làm việc với trẻ em di dân và gia đình của họ: Một ứng dụng của học thuyết hệ sinh thái Bronfenbrenner.  Tạp chí hành vi của con người trong môi trườnghội,  23(8), 954-966. doi:10.1080/10911359.2013.800007

Park, J., & Park, M. (2016). Phương pháp nghiên cứu định tính so với định lượng: Khám phá hay biện minh? Tạp chí Tiếp thị Tư tưởng, 3(1), 1-7. doi: 10.15577/jmt.2016.03.01.1

Perry, A. R., & Langley, C. (2013). Ngay cả với ý định tốt nhất: Sự tham gia của cha và học thuyết về hành vi được lên kế hoạch. Quy trìnhgia đình,  52(2), 179-192. doi:10.1111/famp.12013

Porumbu, D., & Necşoi, D. V. (2013). Mối quan hệ giữa  sự tham gia của phụ huynh / thái độ và thành tích học tập của trẻ em. Procedia - Khoa học Xã hội vàHànhvi,  76(5), 706-710. doi:10.1016/j.sbspro.2013.04.191

Poureslami, I., Nimmon, L., Ng, K., Cho, S., Foster, S., & Hertzman, C. (2013). Kết nối người di dân và người tỵ nạn với các dịch vụ phát triển mầm non: nghiên cứu hợp tác trong việc phát  triển một mô hình dịch vụ hiệu quả. Phát triển và chăm sóc trẻ emsớm,  183(12), 1924. doi:10.1080/03004430.2013.763252

Pratt, M. E., Lipscomb, S. T., & Schmitt, S. A. (2015). Ảnh hưởng của Head Start đối với kết quả nuôi dạy con cái đối với trẻ em sống trong sự chăm sóc không phải của phụ huynh. Tạp chí Nghiên cứu Trẻ em và Giađình,  24(10), 2944-2956. doi:10.1007/s10826-014-0098-y

Sibley, E., & Brabeck, K. (2017). Kinh nghiệm học tập của sinh viên di dân Latino tại Hoa Kỳ: Tầm quan trọng của sự hợp tác gia đình-trường học-cộng đồng. Tạp chí Cộngđồng Trường học,  27(1), 137-157. Lấy từ  http://www.schoolcommunitynetwork.org/SCJ.aspx

Smith, S.C. (2014). Sự tham gia của phụ huynh trong một chương trình Head Start lấy cảm hứng từ Reggio Emilia. Nghiên cứu và thực hành mầm non,16(1). Lấy từ  https://experts.illinois.edu/en/publications/parental-engagement-in-a-reggio-emilia-inspired-head-start-program

Smith, T. (2015). Nghiên cứu định tính và định lượng. Người khởi xướng nghiên cứu: Giáo dục (Phiên bản trực tuyến). Lấy từ http://proxy1.ncu.edu/login?url=http://search.ebscohost.com/login.aspx?direct=true&db=ers&AN=89164394&site=eds-live

Tipton, J. A. (2014). Sử dụng học thuyết về hành vi được lên kế hoạch để hiểu ý định của người giám hộ để phục vụ đồ uống có đường cho trẻ mẫu giáo da đen không phải gốc Tây Ban Nha. Tạp chí điều dưỡng nhi khoa, 29(7), 564-575. doi:10.1016/j.pedn.2014.07.006

Winsler, A., Kim, Y. K., & Richard, E. R. (2014). Các kỹ năng cảm xúc xã hội, các vấn đề về hành vi và năng lực tiếng Tây Ban Nha dự đoán việc tiếp thu tiếng Anh trong số những người học tiếng Anh trong nghèo đói. Tâm lý học phát triển,  50(9), 2242-2254. doi:10.1037/a0037161

No comments:

Post a Comment